Màn hình là một trong những bộ phân quan trọng của laptop giữ chức năng hiển thị hình ảnh. Vậy bạn đã thực sự hiểu hết về màn hình laptop của mình chưa? Bài viết sau đây sẽ giải thích một vài thông tin cần thiết về màn hình Full HD TN và IPS.
Mục lục nội dung:
1. Phân biệt màn hình Full HD TN và IPS
Màn hình IPS là gì?
IPS (viết tắt của cụm từ tiếng Anh In-plane Switching) là một công nghệ hình ảnh được áp dụng trên các màn hình LCD. Nó được phát triển để khắc phục những nhược điểm cố hữu của công nghệ TN (twisted nematic field effect) vốn được áp dụng rộng rãi trên các màn hình LCD trong thập niên 1980 và nửa đầu 1990. Những nhược điểm đó bao gồm góc nhìn hẹp và khả năng tái hiện màu sắc hạn chế.
Màn hình Full HD là gì?
Full HD hay còn gọi là FHD có độ phân giải 1.920 × 1.080 pixels (điểm ảnh) với tỷ lệ khung hình 16:9.
Full HD là thuật ngữ chỉ về độ phân giải của màn hình máy tính, laptop, tivi hay điện thoại. HD là chữ viết tắt của cụm từ High Definition: sự rõ nét, hiển thị hình ảnh cao. Màn hình được cấu tạo nên từ các điểm ảnh hay còn gọi là pixel. Những điểm ảnh này được sắp xếp theo cột, hàng nhất định. Độ phân giải màn hình tính theo số cột và hàng của các điểm ảnh đó.
Tuy màn hình TN đã xuất hiện từ khá lâu và có vẻ như đã cũ, tuy nhiên loại màn hình này vẫn có những ưu điểm đáng giá mà màn hình IPS vẫn chưa đáp ứng được.
Điển hình nhất là tốc độ phản hồi rất nhanh, có thể đạt 1 ms và được xem là nhanh hơn nhiều với những chiếc màn hình IPS cao cấp hiện nay. Ngoài ra, màn hình TN còn cho phép hiển thị hình ảnh với tần số quét cao, có thể lên đến 240 Hz, một con số không tưởng so với công nghệ màn hình IPS hiện nay.
Tuy được cải tiến mỗi năm, nhưng nhược điểm lớn nhất trên màn hình TN vẫn là góc nhìn hẹp, tức là hình ảnh sẽ bị biến sắc, trở nên nhạt và khó thấy hơn nếu như người dùng không nhìn theo hướng trực diện.
Trong khi đó, màn hình IPS nói chung cho góc nhìn rộng và khả năng đảm bảo màu sắc rất tốt cho dù thay đổi hướng nhìn. Ngoài ra, với cấu trúc tinh thể lỏng cũng giúp cho màn hình IPS trở nên bền, có tuổi thọ cao và khả năng giữ màu tốt hơn so với các loại khác, đặc biệt là không gặp phải hiện tượng lóe sáng hay cháy hình khi chạm tay vào.
Màn hình TN bị hạn chế góc nhìn, đặc biệt là theo hướng dọc. Màu sắc sẽ thay đổi khi nhìn lệch hướng. Theo hướng thẳng đứng, màu sắc sẽ thay đổi nhiều đến mức chúng sẽ đảo ngược qua một góc nhất định. Hầu hết các tấm nền TN đại diện cho màu sắc chỉ sử dụng sáu bit cho mỗi màu RGB (Đỏ, Xanh lá cây, Xanh lam), hoặc tổng cộng 18 bit và không thể hiển thị 16,7 triệu sắc thái màu (24-bit truecolor) có sẵn từ card đồ họa.
2. So sánh ưu, nhược điểm của màn hình IPS và TN
Màn hình TN
Ưu điểm:
- Giá tiền sản xuất thấp.
- Thời gian đáp ứng thấp, rất phù hợp cho game thủ.
- Tiết kiệm điện.
Nhược điểm:
- Góc nhìn hẹp hơn so với IPS.
- Màu sắc nếu nhìn góc nghiêng mờ và nhạt.
Màn hình IPS
Ưu điểm:
- nĐem đến góc nhìn rộng đến 1780.
- Hiển thị màu sắc chân thực và sắc nét ở nhiều góc nhìn.
- Khi chạm vào màn hình IPS thì màn hình sẽ không hiện sáng như tấm nền TN thường.
Nhược điểm:
- Laptop có màn hình trang bị tấm nền IPS sẽ có giá cao hơn tấm nền thường.
- Tấm nền IPS sẽ tiêu tốn điện năng hơn 15% so với tầm nền thường.
3. Nên chọn IPS hay TN?
Nếu như có đầy đủ điều kiện về tài chính thì khi mua laptop hoặc màn hình ngoài cho máy tính bàn, bạn nên chọn tiêu chuẩn màn hình IPS vì công nghệ này cho ưu điểm cao về màu sắc, độ nét và góc nhìn rộng. Thích hợp cho các bạn chuyên về đồ họa, giải trí nhiều.
Còn nếu như không đặt nặng về vấn đề chất lượng hiển thị, tối ưu giá thành thì màn hình TN là một lựa chọn tối ưu hơn về kinh tế. Công nghệ màn hình này khá thích hợp cho các bạn chuyên game, yêu cầu tần số quét và độ phản hồi cao.
Vi Tính Ông Đồn hy vọng với các thông tin trên, bạn sẽ có thêm nhiều gợi ý khi tham khảo chọn mua laptop cho mình nhé