Bàn phím cơ là một phụ kiện máy tính không thể thiếu cho mình một chiếc PC hay laptop. Bên cạnh những chiếc bàn phím cơ được các hãng công nghệ thiết kế sẵn thì hiện nay chủ đề custom bàn phím cơ cũng đang trở thành một trào lưu vô cùng hot.

1. Bàn phím cơ custom là gì?

Bàn phím cơ custom là những chiếc bàn phím cơ được anh em tự build từ những linh khác nhau, những phụ kiện bàn phím này có thể không đến cùng một thương hiệu nhưng có thể tương thích được với nhiều loại linh kiện khác trên bàn phím để tạo thành một chiếc bàn phím cơ custom hoàn chỉnh.

Hiểu đơn giản, với những bàn phím được bán sẵn mà không có hot-swap (thay thế switch nhanh mà không cần rã mối hàn) thì anh em không thể tự thay thế những loại switch khác có tiếng kêu to hơn hay tiếng êm ái hơn.

Custom bàn phím cơ một trong những thú vui yêu thích anh em công nghệ
Custom bàn phím cơ một trong những thú vui yêu thích anh em công nghệ

Điểm mạnh của custom bàn phím cơ là người dùng có thể hoàn toàn tự do lựa chọn cho mình kích thước và diện mạo bàn phím mình thích, đi cùng với đó là cảm giác gõ phím mà mình mong muốn. Không cần phải đi theo sự rập khuôn có sẵn trên các mẫu bàn phím cơ trên thị trường.

2. Custom phím cơ cần những gì?

Đây mới là vấn đề chính của ngày hôm nay! Vi Tính Ông Đồn sẽ chỉ ra những “thành phần” trong một bàn phím cơ custom bạn cần có.

Layout

Khi chuẩn bị build một chiếc phím cơ, thì layout là thứ mà bạn nên quan tâm đầu tiên vì nó là thứ ảnh hưởng rất nhiều đặc tính của một chiếc bàn phím. Từ cách thức bạn sử dụng phím cho đến giá cả khi mua linh kiện và độ thuận tiện khi chơi keycap… Tất cả đều do layout quyết định.

Layout là thứ mà bạn nên quan tâm đầu tiên khi quyết định custom bàn phím

Hiện nay có rất nhiều loại layout phím như fullsize, layout 84 phím, 60 phím hay 75 phím. Tùy vào nhu cầu sử dụng thì anh em có thể lựa chọn cho mình một loại layout thích hợp.

Case bàn phím

Case bàn phím cơ được xem như là khung xương để bạn có thể lắp đặt các linh kiện khác vào chiếc bàn phím này. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại case bàn phím với nhiều chất liệu khác nhau như nhựa ABS, nhôm, gỗ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại case bàn phím cơ cho bạn lựa chọn

Trong phân khúc tầm trung và giá rẻ thì case bằng nhôm nguyên khối rất phổ biến. Cao cấp hơn một chút sẽ có case bằng nhôm có kèm theo tạ bằng đồng để tăng khối lượng và độ ổn định cho case.

Ngoài ra, cũng có những chất liệu ít phổ biến hơn như acrylic (trong suốt giúp show led gầm), gỗ (độc, cá tính, loại bỏ khả năng rò điện), nhựa (siêu rẻ, phù hợp cho người tập chơi).

Plate

Plate có thể hiểu đơn giản là một tấm thép định vị của bàn phím. Mỗi loại vật liệu của plate sẽ mang đến một kiểu âm thanh khác nhau, nếu như anh em thích nghe tiếng gõ phím hơi đầm tai thì có thể lựa chọn plate đồng, với plate thép thì tiếng sẽ nghe đanh và to hơn.

Plate có thể hiểu đơn giản là một tấm thép định vị của bàn phím

Ngoài ra, trên các loại bàn phím custom cao cấp thì người dùng còn sử dụng những loại vật liệu như carbon siêu nhẹ.

Switch

Không kém phần quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm sử dụng đó chính là switch. Thay vì chỉ luẩn quẩn với switch quá quen thuộc thì có rất nhiều loại switch được nhiều anh em ưa chuộng như Cherry Red, Brown, Blue,… Thế nhưng nếu như anh em muốn có một trải nghiệm gõ hoàn toàn mới thì có thể thử những hãng switch cũng khá tên tuổi như Akko, Kailh, Holy Panda,.. cũng là một lựa chọn không hề tồi để bắt đầu.

Keycaps

Đối với người chơi phím cơ custom thì keycaps cũng là một mảng rất thú vị. Sở hữu cho mình những keycaps theo dạng artisan độc lạ hay những bộ keycaps đủ sắc màu với nhiều chủ đề khác nhau luôn khiến nhiều anh em hứng thú hơn nhiều vào bộ môn này.

Khi lựa chọn keycaps thì anh em cũng nên lưu ý chọn những loại keycaps có chất lượng in tốt và lưu ý keycaps có xuyên led hay không với những chiếc bàn phím RGB.

PCB

Tấm mạch chính của bàn phím, đây chính là nơi nhận tín hiệu của switch và chứa có vi mạch kết nối để người dùng truyền tín hiệu đến với thiết bị PC hoặc laptop.

3. Hướng dẫn các bước custom bàn phím

  • Bước 1: Cố định tấm bo mạch PCB theo đúng như tấm plate.
  • Bước 2: Gắn switch vào thanh plate, sau đó ấn chặt để liên kết các chân Switch với tấm PCB, lưu ý cần ấn đúng chiều của Switch và không để chân switch bị cong vênh, đứt gãy để tránh hiện tượng kết nối chập chờn, không ổn định sau này.
  • Bước 3: Đối với những tấm PCB có tính năng hot-swap thì người dùng không cần phải hàn switch với bo mạch. Riêng những tấm PCB không có tính năng này thì bạn phải tiến hành hàn để kết nối chân switch với bo mạch chủ.
  • Bước 4: Kiểm tra lại một lần nữa, sau đó lắp vỏ case vào bàn phím theo đúng các khớp, vặn vít chắc chắn.
  • Bước 5: Ở bước này cơ bản chúng ta đã hoàn thiện được một chiếc bàn phím cơ custom theo ý muốn. Bạn chỉ cần kiểm tra kết nối và ấn thử toàn bộ các phím trên bàn phím để đảm bảo tất cả các switch đều nhận tín hiệu ổn định là đã xong quá trình custom bàn phím cơ rồi đấy.

4. Những lưu ý khi tự custom bàn phím cơ

Việc tự custom bàn phím cơ thực chất khá đơn giản với các bước ở trên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể build được một chiếc bàn phím custom đúng ý muốn ngay trong lần đầu tiên. Bên cạnh đó, nhiều người mới chơi bàn phím cơ custom cũng hay mua nhầm các loại linh kiện, không biết hàn mạch hay thậm chí là gắn sai switch làm hư hỏng linh kiện và tốn nhiều chi phí không đáng có.

Trước khi chọn bộ bàn phím kit hoặc tự build một bộ bàn phím cơ anh em cần chú ý đến một số điểm ở trên để custom bàn phím cơ như móng muốn nhé!

Và đó là những điểm cần lưu ý trước khi anh em muốn chọn mua một bộ Kit bàn phím hay tự build một chiếc bàn phím cơ độc lạ cho riêng mình mà Vi Tính Ông Đồn muốn chia sẻ. Đối với những anh em newbie thì cần lưu ý chọn mua những linh kiện cần thiết vừa với túi tiền sao cho phù hợp với nhu cầu của mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *