Nếu như một chiếc bàn phím tốt sẽ mang đến cho bạn khả năng thao tác nhanh nhạy thì một con chuột gaming tốt sẽ cho phép bạn điều khiển nhân vật trong game như chính cơ thể mình.

Trong game, nếu không tính đến kĩ năng cá nhân thì con chuột là thứ quyết định độ chính xác trong từng thao tác của bạn. Chính vì vậy, một con chuột gaming tốt là điều cần thiết đối với bất kì game thủ nào đặt biệt là trong PC Gaming.

Chuột gaming tốt sẽ cho phép bạn thực hiện chính xác trong từng thao tác

Chọn chuột Gaming dựa vào kiểu dáng và chất lượng

Các mẫu chuột Gaming hiện nay có rất nhiều kiểu dáng với thiết kế độc đáo và mới lạ giúp thu hút người dùng. Màu sắc các sản phẩm chuột Gaming cũng thường sặc sỡ với những gam màu tươi tắn hay cá tính để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu bản thân.

Một số sản phẩm chuột Gaming còn có thêm đèn LED với màu sắc vô cùng ấn tượng mang đến cảm giác mới lạ cho người dùng, đồng thời khiến các game thủ yêu thích và thu hút giới trẻ sử dụng.

Chuột Gaming phù hợp với bàn tay, cỡ tay

Chọn chuột phù hợp với kích thước bàn tay cũng là điều quan trọng vì mỗi người sẽ không giống nhau về kích cỡ đôi tay. Khi sử dụng chuột không phù hợp với cỡ tay sẽ gây cảm giác khó chịu hay đau, mỏi tay nếu sử dụng trong thời gian dài.

Chuột Gaming không phù hợp với cỡ tay sẽ gây cảm giác khó chịu hay đau

Hiện nay có hai loại chuột Gaming chính là: công thái học (Ergonomic) – một thiết kế phù hợp cho các bạn cầm chuột bằng tay phải và dáng chuột đối xứng (Ambidextrous) – phù hợp dùng cho cả hai tay để khách hàng thoải mái lựa chọn.

Form cầm

Form cầm chính là hình dáng của chuột. Mỗi dòng chuột đều có những kiểu thiết kế khác nhau, tối ưu hóa cho những kiểu tay, kiểu cầm khác nhau và không phải con chuột nào cũng thích hợp cho bàn tay và kiểu cầm của bạn.

Có 3 form cầm chính: Palm grip, Claw grip, Fingertip grip

Có 3 kiểu cầm chính:

  • Palm grip: Bàn tay của bạn sẽ ôm hết vào thân chuột, những con chuột có thân lớn và thiết kế công thái học tốt sẽ thích hợp với kiểu cầm này.
  • Claw grip: phần lòng bàn tay và các đầu ngón tay của bạn sẽ tiếp xúc với thân chuột, thường thì những con chuột gaming tối ưu hóa cho kiểu cầm này có thiết kế thân khá ngắn và kích thước cỡ trung bình.
  • Fingertip grip: Với kiểu cầm này, bạn sẽ chỉ tiếp xúc với chuột ở các đầu ngón tay, những con chuột tối ưu nhất cho kiểu cầm này thường khá nhỏ nhắn và có khối lượng rất nhẹ.

Cảm giác nhấn

Cảm giác nhấn của phím chuột sẽ phụ thuộc vào độ hoàn thiện của phím cũng như phần switch (nút nhấn) ở bên dưới. Một con chuột có phần phím chuột được hoàn thiện tốt thì cảm giác nhấn của bạn sẽ càng chắc chắn, tương tự như keycap của phím cơ. Bên cạnh switch chuột thì phần này cũng cực kì quan trọng. Có những con chuột dùng switch chất lượng cao của Omron nhưng phần phím chuột gaming thì lại khá mỏng và ọp ẹp nên cho cảm giác nhấn không tốt. Việc của bạn lúc này là cảm nhận thật kỹ từng phát click chuột xem con chuột mà bạn đang test có cho cảm giác nhấn thực sự tốt hay là không.

Thường thì những dòng chuột gaming cao cấp hiện nay đều sẽ dùng switch do Omron sản xuất (tương tự như switch cherry trên bàn phím cơ), tùy loại switch khác nhau sẽ cho cảm giác nhấn khác nhau.

Chọn chuột Gaming theo thông số kỹ thuật và tính năng phụ

Bạn cũng nên chọn chuột Gaming theo các thông số kỹ thuật của sản phẩm để phần nào đáp ứng nhu cầu của bạn và nâng cao chất lượng trong quá trình trải nghiệm.

Chuột Gaming thường sẽ có chỉ số DPI để phản ánh tốc độ nhanh hay chậm của chuột và thường dao động từ 200 – 3000 DPI tùy vào nhu cầu của người mua. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý một số thông số khác khi mua của chuột như Polling Rate, Mouse Acceleration… để đáp ứng đúng mong muốn của bạn.

  • Độ phân giải (DPI – Dot Per Inch): Đơn vị DPI cho biết chuột của bạn sẽ di chuyển được tối đa bao nhiêu điểm ảnh khi di một inch (2,54) trên bề mặt di chuột. Đo bằng đơn vị điểm ảnh trên inch (DPI)
  • Tốc độ theo dõi (IPS – Inch Per Second): Đây là tốc độ tối đa mà mắt đọc có thể theo dõi chính xác. Đo bằng đơn vị inch trên giây (IPS
  • Khoảng cách nhận (LOD – Liff Of Distance): Đây là thông số thể hiện khoảng cách nhận bề mặt di chuột. Thường đo bằng đơn vị mm
  • Tốc độ phản hồi: là quãng thời gian từ khi chuột nhận tín hiệu đến khi nó báo cáo về máy tính. Thường tính bằng đơn vị mili giây (ms)
  • Tần số phản hồi: Là số lần báo cáo của chuột về máy tính trên một đơn vị thời gian nhất định. Tính bằng đơn bị số lần trên giây (Hz)
Chuột Gaming có nhiều thiết kế để đáp ứng nhu cầu người dùng

Đồng thời một số tính năng phụ đi kèm của chuột Gaming có thể kể đến như khả năng tùy biến, chống bám bụi… cũng là những yếu tố được nhiều người chú ý mỗi khi mua các sản phẩm.

Nếu bạn là một game thủ thì có thể mua các sản phẩm có cảm biến tốt như laser, cảm biến quang… để mang lại trải nghiệm mượt mà nhất trong quá trình sử dụng. Hoặc bạn có thể tham khảo các sản phẩm chuột có thêm các nút bấm bên hông hay con lăn chuột để có nhiều tính năng để hỗ trợ việc chơi game nhé.

Trên đây là những cách chọn chuột Gaming mà Vi Tính Ông Đồn đã giới thiệu cho bạn. Thông qua đó giúp bạn tìm được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu mà mình sử dụng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *